Phân tích CNTB và CNXH*

Lý luận vô sản là ở tầm cao, nhưng thực tế XH vô sản lại ở tầm thấp so với CNTB. Vì khi XH phát triển, giàu có, tích lũy cao, tạo công ăn việc làm, sẽ quay ngược lại lo dân sinh hiệu quả và tốt hơn. Còn lý luận vô sản bản chất khi nhìn vào là rất tốt, nhưng thiếu động lực phát triển quan hệ sản xuất (SX) , dẫn đến XH chậm phát triển, thoái hóa dần dần và dẫn đến tụt hậu. Nên CNXH sẽ là cấp thấp của CNTB hiện đại. (còn lý luận như hiện nay “ chúng ta sai đường do đã bỏ qua TBCN đi lên CNXH” hoặc “đây là thời kỳ quá độ đi lên CNXH” đó chẳng qua là lý luận trong chính trị).
Đối với VN có nên chuyển qua TBCN không ? Theo tôi là nên, vì CNTB thích nghi về đối ngoại tốt hơn CNXH. Khi một Tổng Thống khác lên nắm quyền, sẽ thay đổi được đường lối chính trị ngay, tạo được niềm tin ngay với nước khác, rất dễ thực hiện chiến lược trong ngoại giao.
VD : Dưới thời TT George Walker Bush , Mỹ- Nga trở nên căng thẳng, nhưng khi Obama lên nhận chức, nếu cần giải quyết, chỉ cần một cái bắt tay với Dmitry Medvedev là xong. Còn TQ khi thay 10 ông Hồ Cẩm Đào, cũng chưa cải thiện được mối quan hệ đáng tin cậy với VN…………..
Chúng ta nên theo con đường TBCN, để thực hiện đối ngoại tốt hơn, thích nghi nhanh trong từng giai đoạn lịch sử, dễ dàng thay đổi quan điểm chính trị nhanh chóng. Vì VN ta bị kẹt giữa TBCN và TQ (dù muốn hay không muốn TG vẫn vậy ), khi chúng ta lên đai lên đẳng, thì hãy lên vỏ đài. Không phải chúng ta sợ, mà dân tộc VN bây giờ chẳng ai muốn chiến tranh sảy ra cả.
Vị trí địa lý VN chiến lược, là nỗi khổ của dân tộc VN. Nên người làm chính trị ở VN phải thật sự khôn khéo, bây giờ cần người lãnh đạo ôn hòa là tốt nhất (nhưng phải định hướng theo TBCN là tốt hơn cả), khi nào TQ mạnh thì lúc đó sẽ có người vận động tranh cử, có định hướng thân TQ là xong.