Ý thức hệ một tư tưởng (2)*



*Không biết có phải sự trùng lặp từ bauxite sang đối ngoại ..?. Nhưng tôi  vẫn viết bài này thể hiện quan điểm tương phản, đồng tình với những nhà lãnh đạo hiện nay trong việc khai thác bauxite, đã thực hiện rất khôn khéo "sự chuyển dịch từ đối nội sang đối ngoại" , nhưng cần khai thác chậm, chủ động tìm ra cách tốt nhất về xử lý môi trường.
****************************************
Trong bài "Ý thức hệ một tư tưởng (1)" Tôi đặt ra 2 câu hỏi sau :
Câu hỏi 1 :“Việt Nam đang là đối tác chiến lược của LB Nga, vậy Tổng bí thư VN qua gặp nhà lãnh đạo đảng CS Nga thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào về mối quan hệ Việt - Nga. Các nhà lãnh đạo Nga hiện nay có cho rằng VN đang cổ vũ cho đang CS Nga lớn mạnh không ?” câu này tôi xin phép không trả lời.
Câu hỏi 2: Tình hình đất nước hiện nay, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, khi đảng CSVN có quan hệ mật thiết với đảng CS Trung Quốc, theo bạn sẽ có lợi gì ? và có hại gì ?
Tôi xin trả lời câu thứ 2 :
Như chúng ta đã biết VN và trung Quốc là hai nước có chung một nền chính trị đó là đảng cộng sản lãnh đạo, nếu Đcs VN thân thiện với Đcs TQ là một điều tốt, trong tình hình hiện nay, Đcs VN góp phần tạo cảm giác ổn định chính trị để thu hút đầu tư cho phát triển. Có nhiều chuyện không thể nói ra cho mọi người hiểu được, nên mọi người sẽ suy nghỉ trái chiều rất mâu thuẩn vì họ không biết chuyện gì đang sảy ra trong bộ máy đảng CSVN …vì một điều rất tế nhị là chủ quyền.
Vấn đề thứ 2 , VN thân thiện với TQ sẽ làm mất lòng tin ở các nước TB hiện nay, chúng ta đừng bao giờ xem thường những chính trị gia Mỹ, Mỹ và đồng minh của Mỹ sẽ dùng chính sách kinh tế làm đối trọng, và tạo vành đai vòng ngoài VN, như các bạn đã biết vấn đề biển đông vô cùng phức tạp, TQ và các nước khác khi họ cảm thấy có lợi, có cơ hội, thì lập tức họ sẽ tân dụng ngay cơ hội đó.Trong tình thế nay chúng ta vô cùng bất lợi, dù chúng ta có đứng về phía Mỹ, chúng ta vẫn không bị cuốn vào chính sách nước lớn Mỹ-Trung. Chúng ta phải biết tận dụng và có một chiến lược khôn khéo trong giai đoạn này.
Để giải quyết tình thế này theo tôi Đcs VN phải tự mình tạo ra một chính đảng đối lập, gọi là “2 trong 1” hay gọi cách khác là “khắc xuất”. Vừa thực hiện chính sách đối ngoại tốt, đồng thời lấy cớ bảo vệ chủ quyền, và lôi kéo sự giúp đở của TQ đối với sự phát triển kính tế nước ta. Nếu không có chính đảng đối lập (chỉ có duy nhất một đảng CS) vừa không tạo được niêm tin đối với các nước khác hiện nay, vừa mất lòng tin đối với TQ do liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, họ sẽ nói “con mày đẻ ra mà mày dạy không được, để tao dạy giùm” thì tai hại, câu nói này giống câu nói của Đặng Tiểu Bình “dạy cho VN một bài học”.
Theo tôi trong tình thế hiện nay, vấn đề biển đông và phát triển kinh tế, là 2 nhiệm đòi hỏi đảng và chính phủ khôn khéo giải quyết. Tôi nghỉ không có một đảng đối lập nào ra đời có thể đánh gục Đcs trên chính trường, Đcs VN chỉ vấp ngã do phải đi trên con đường gồ ghề, quanh co, bất chợt chân sau đá trúng chân trước mà tự ngã, cái ngã đó chẳng qua cũng là qui lật tất yếu, do sự biến chuyển và phát triển không ngừng của XH loài người và trật tự TG.
Dù có ngã thì dù sao sự ra đời của CNCS cũng góp phần làm cho CNTB ngày càng hoàn thiện hơn để có một CNTB hiện đại như ngày hôm nay. Thậm trí các nước TBCN họ lo dân sinh tốt hơn nhiều so với các nước XHCN.
....................................................................................................................
Câu hỏi : Các bạn hiểu như thế nào về các câu nói chính trị như "CNXH mang màu sắc TQ", "Thời kỳ quá độ tiến lên CNXH","Thế lực thù địch", "Diễn biến hoà bình"..? Hoàn cảnh ra đời các câu nói đó? Tại sao làm chính trị phải cần có những câu nói như vậy (đối với các nước XHCN) ? Mục đích những câu nói đó là gì ? Tầm ảnh hưởng như thế nào trong chính sách đối nội ?
****
Ghi chú : TQ chưa có học thuyết nào về CNXH nhưng họ vẫn nói "CNXH mang màu sắc TQ" , con đường của họ vẫn là "tư bản bóc lột cả". "Mèo trắng hay meo đen miễn là mèo nào bắt được chuột", câu này hàm ý đã được phân tích ở một bài trong blog này về lợi thế tương đối, xuất phát từ lợi ích của họ khi tham gia hội nhập với TG.